Đầu năm xin lộc cầu tài ở những đền chùa thiêng, cầu may mắn ở Yên Tử, cầu lộc bình an ở chùa Hương, xin chữ tại Quốc Tử Giám, lộc rơi ở đền Bà Chúa Kho
Đầu năm xin lộc cầu tài ở những đền chùa nào thiêng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Tranh thủ những ngày đầu năm mới, bạn và gia đình nên cùng nhau đi những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng sau để cầu may mắn, an lành cho cả năm gặp nhiều may mắn. Đền Bà Chúa Kho, phủ Tây Hồ, chùa Hương, Bái Đính, Yên Tử… là những ngôi đền, chùa cầu may, cầu tài lộc linh thiêng ngày đầu năm.

Cầu tài lộc ở Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ được coi là một trong những chốn linh thiêng nhất trong hệ thống những đình chùa ở Hà Nội. Không chỉ những người dân Hà Nội, mà đa số du khách khắp nơi khi đến thăm Hà Nội thì đều đến thắp hương cầu phúc ở Phủ Tây Hồ để hi vọng một năm may mắn và an lành. Phủ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây.

Ở ngay đầu làng có một ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, một người đàn bà tài hoa, giỏi đàn ca, thơ phú, đức độ nên đã được dân gian thần thánh hoá tôn làm Thánh Mẫu (Thánh Mẹ).

Hàng năm cứ sau thời khắc giao thừa, khách hành hươngvề đây rất đông, vừa đi lễ Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây.

Xin lộc rơi lộc vãi ở Đền Bà Chúa Kho

Theo dân gian truyền miệng thì, những người đi lễ đầu năm đến đền Bà Chúa Kho để vay tiền làm ăn kinh doanh trong năm mới để có được một năm kiếm thật nhiều tiền và kinh doanh thuận lợi. Các thương gia, các nhà doanh nghiệp ai cũng cố vào được cửa Bà. Bằng mọi giá, mọi cách, họ phải khấn vái và đặt lễ được trước… mặt Bà. Có vậy Bà mới cho lộc, mới mở kho xuất tiền cho vay.

Mọi người lên lễ Bà Chúa Kho để vay tiền hoặc xin “lộc rơi lộc vãi”. Vay thì thủ tục khá rắc rối, phải qua nhiều ban bệ. Đa số mọi người lên xin lộc rơi lộc vãi nhưng năm nào cũng lên tạ lễ Bà đã phù hộ cho.

Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành thói quen đối với nhiều người, đặc biệt là giới kinh doanh. Cứ vào dịp đầu xuân năm mới hàng ngàn khách thập phương trong cả nước lại đến chiêm bái, thắp hương và dâng phẩm vật kính lễ bà Chúa kho, cầu mong một năm mới an lạc thịnh vượng và hạnh phúc.

Sở dĩ đền có tên là Bà Chúa Kho bởi đây chính là nơi tưởng niệm người phụ nữ Việt Nam đã có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã mất trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077). Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.

Xin ấn Đền Trần

Cứ ngày 14 tháng riêng âm lịch hàng năm, Nam Định tổ chức lễ khai ấn Đền Trần, nơi thờ các vị vua đời Trần. Dù chỉ đêm 14 tháng Giêng mới khai ấn đền Trần nhưng mới mùng 7, mùng 8 Tết, phủ Thiên Trường Nam Định đã tấp nập du khách thắp hương, vãn cảnh đầu xuân.

Đền Trần là công trình thờ tự có từ lâu đời, thờ 14 vị vua triều Trần. Thế nên, dù Đền Trần có hơn hai chục ngày lễ nhưng Lễ khai ấn là đại lễ được mong đợi nhất trong năm. Theo tương truyền, ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 – 24h của ngày 14 tháng giêng. Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được ấn vào thời khắc thiêng liêng ấy.

Để xin được ấn vua ban lúc nửa đêm, người ta phải xếp hàng, xin thẻ từ trước đó rất lâu, hoặc đến thời điểm khai ấn.

Xin chữ tại Quốc Tử Giám

Tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám những ngày đầu năm khách ra vào nườm nượp cả trong nước cũng như nước ngoài. Khách chủ yếu là học sinh hi vọng sang năm mới chuyện học tập sẽ được suôn sẻ và thuận lợi. Sáng mồng Một đi xin chữ thánh hiền, lòng người như phơi phới và thanh tao, cả người cho lẫn người xin. Nhiều bậc cha mẹ cùng con cái ríu rít tới xin chữ.

Ấy vậy nên, các thầy đồ lấy bao nhiêu tiền một chữ, ai nấy đều vui vẻ rút hầu bao, không mặc cả thêm bớt như đi mua sắm món hàng hóa thông thường.

Cầu may, xin lộc, cầu bình an ở Chùa Hương

Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nứctrẩy hội chùa Hương diễn ra vào ngày mùng 6 tháng giêng và kéo dài đến tháng 3 Âm lịch. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Đền Trình Chùa Hương là nơi du khách không thể bỏ qua khi đến khu quần thể này. Đền Trình hay còn gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến, cách bến đò khoảng 500m, thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Qua nhiều đời truyền lại, xa xưa đây chỉ là một ngôi đền nhỏ, thờ vị thần tướng đã có công đánh giặc Ân phù vua Hùng Huy Vương nhưng vô cùng linh thiêng. Hằng năm có rất nhiều du khách đến tham quan, cầu lộc, cầu may.

Cầu tài lộc ở Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính được biết đến như một nơi cầu may đầu năm yêu thích của nhiều người. Khi đi làm lễ cầu may đầu năm tại ngôi chùa này nhiều doanh nhân thường kết hợp với việc đi du lịch tại khu danh thắng Tràng An.
Nhung ngoi den, chua cau tai loc linh thieng dau nam moi-Hinh-2

Chùa Bái Đính hiện đang nắm giữ rất nhiều kỷ lục: tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất, chuông đồng lớn nhất, chùa rộng nhất Việt Nam, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam, chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam, chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam…

Cầu may mắn ở Chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử nằm trên ngọn núi Yên Tử, độ cao 1.068m, thuộc huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Dưới thời vua Trần Nhân Tông vào khoảng thế kỷ XIII nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên, với pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

Ngày nay, chùa Yên Tử trở thành địa chỉ hành hương của nhiều Phật tử và những người theo tín ngưỡng đạo Phật, dịp đầu xuân năm mới du khách về đây để vãn cảnh và cầu may.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


sao hóa kỵ sinh đẻ bố trí bàn thờ Dự du lịch thầy phong thủy cảnh tỉnh lòng tham Tử vi tướng môi phụ nữ Xem tướng số thiềm Cúng cô hồn tháng 7 con giáp kết hôn muộn bói bài dự đoán Phật giáo Tây Tạng lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn Mẹo phong thủy hôn nhân mày mệnh trụ ly hôn mệnh phạm đào hoa tướng mạo Châu Tấn tuổi Tị hợp với tuổi nào tuổi Tý hợp với tuổi nào tấn lộc phòng làm việc Tuổi Mùi hợp với tuổi nào Tuổi Ngọ hợp với tuổi nào tuổi sửu hợp với tuổi nào Tam kỳ phòng khách hợp phong thủy đón tết ty Bọ Cạp tướng tay vất vả ngụ ngôn phụ nữ làm đẹp bằng máu người Phong thủy nhà ở tốt cho bà bầu mèo siêu bá đạo của 12 con giáp tuổi Hợi Bắc màu cửa chính hợp phong thủy dat cây chiêu tài bùa yêu màu Tướng mắt chòm sao nam cung song tử và bò cạp cốt lõi hạnh phúc ví tiền thien duong