Ngũ hành bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những đại diện của khí và chúng tượng trưng cho hình thể, màu sắc và giác quan. Mục đích trong khu vườn phong thủy là tạo ra một không gian nơi không một yếu tố nào trong Ngũ hành chiếm quyền thống trị và

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

là nơi cân bằng hai trạng thái âm dương.

av

Sinh

– Mộc sinh Hỏa
– Hỏa sinh Thổ
– Thổ sinh Kim
– Kim sinh Thủy
– Thủy sinh Mộc

Khắc

– Mộc khắc Thổ
– Thổ khắc Thủy
– Thủy khắc Hỏa
– Hỏa khắc Kim
– Kim khắc Mộc

Cảm nhận về một khu vườn rất khác nhau khi các yếu tố đạt được mức hài hòa và chúng ta có thể đạt được điều này trong việc quy hoạch các cây trồng và qua sự sắp xếp cẩn thận các nhà cửa và vật dụng trang trí.

Ý nghĩa của những đề cập này không nhằm nói rằng một khu 1 vườn phải có cái gì đó hội đủ mọi màu sắc hoặc mọi hình thể. Có một câu thành ngữ của người Trung Quốc đại ý nói rằng: “Màu sắc lòe loẹt sẽ làm lóa mắt người” và tất cả chúng ta cũng đã từng nhìn thấy nhũng khu vườn đủ các loại cây trồng, các vật trang trí và các điểm nổi bật với đủ sắc màu tươi sáng. Chúng tạo thành một màn trình diễn thị giác ngoài sự tưởng tượng và giữ chặt đôi chân của khách tham quan nhưng lại không mang đến cho người thưởng ngoạn cảm giác thư thái, an bình.

Khu vườn hợp phong thủy tuân thủ theo khuôn mẫu bài trí của thiên nhiên trong việc cố gắng tạo ra sự hài hòa về hình thể và màu sắc. Nó mang đến cho chúng ta khu vực giới hạn này để trải nghiệm và giới thiệu những kỳ hoa dị thảo ưa thích của chúng ta hoặc những tác phẩm điêu khắc lạ lùng cũng như những kiến trúc nhà cửa trong vườn cuốn hút hoặc nhũng bức vách màu sắc tươi sáng – miễn là về các phương diện phối cảnh, tỉ lệ và cân bằng phải thích hợp. Xem lại bảng “Ngũ hành tương sinh, tương khắc” để có thể thể hiện đúng các yếu tố cân bằng trong Ngũ hành.

Mộc:

Tất cả các loại thảo mộc đều thuộc hành Mộc và đương nhiên giữ vai trò thống soái trong bất cứ khu vườn nào. Thế nhưng hình dáng và màu sắc của chúng cũng như cách bài trí có thể gợi ý đến một hành khác. Để giới thiệu hành Mộc một cách đặc thù, chúng ta có thể dùng các loại cây hình trụ và các giàn đỡ có cột chống bằng gỗ.

Hỏa:

Hành Hỏa được gợi ý qua các cây có lá nhọn và thậm chí dù chỉ giới thiệu một mẫu vật duy nhất cũng có thể làm biến đổi một mảnh đất không sinh khí.

Những hình máng và hình kim tự tháp cũng là biểu trưng của hành Hỏa và nhiều giàn chống cho cây leo cũng thường có hình này. Khi dựng chúng hãy cẩn thận để chúng không bất cân xứng với cấu trúc và cây cối xung quanh chúng. Hành Hỏa rất mạnh. Chỉ một đốm đỏ tượng trưng cho hành này cũng đủ để chứng tỏ sự hiện hữu của chúng.

Thổ:

Hành Thổ được gợi ý qua các chất liệu tạo nên lối đi trải sỏi hoặc con đường còn chất liệu cơ bản nhất – đất vườn – lại không được trình bày trong khu vườn phong thủy vì nó được bao phủ bởi cây cối. Những hàng rào có chóp phẳng, những giàn chống và các lối đi dạo đều gợi ý đó là hành Thổ. Quá nhiều hình thể như vậy có thể chèn ép khí của một nơi và nó có thể dễ dàng thống trị khu vườn có tường hoặc cây rào bao quanh. Hãy đưa thêm vào các hình thể khác trong kiến trúc nhà cửa trong vườn và cố gắng làm thay đổi hình thể của cảnh quan này.

Kim:

Các hình thể tròn và vòm tượng trưng cho hành Kim. Các khía cạnh âm dương của hình thể này trong vườn có thể rất khác nhau. Những cây hình bầu dục cao (thông, thuộc bài…), lá san sát nhau có thể gây lo sợ khi đi luồn lách qua chúng. Mặt khác, một loạt cây dạng tròn, thuôn ở đỉnh trồng rải khắp vườn lại thể hiện niềm vui ngộ nghĩnh. Khu vườn toàn một màu trắng có thể mang đến một cảm giác tang thương, chết chóc nhưng trong một nhà kính nhỏ, chúng lại gây ra tác dụng ấm áp thích thú.

Thủy:

Ngoài chất liệu thực, hành Thủy được gợi ý qua các hình thể uốn lượn, thể hiện qua con đường và qua việc gieo trồng. Khu vườn trải sỏi và trồng cây thạch thảo là một ví dụ về việc gieo trồng dạng Thủy và các tác dụng tương tự có thể đạt được bằng việc trồng các cây thấp lùn hoặc bằng cách đưa vào yếu tố trôi dạt của các loại cây hoặc màu sắc giống nhau.

* Sự biến thể của các hành:

Giống hệt như âm và dương, cái này có khả năng biến đổi thành cái kia khi năng lượng của chúng đã lên đến mức cực đại, các hành cũng có thể biến đổi thành cái đối nghịch với chúng. Minh họa rõ ràng nhất cho ý tưởng này bên trong một khu vườn đó là hành Mộc (cây) khi mục nát sẽ biến thành hành Thổ (đất). Trong một khu vườn gần như chỉ có một màu xanh lá, có các đường biên mang hình dáng Thổ và các đồ đạc bằng gỗ, màu nâu, có dạng chữ nhật, hành Mộc biến thành hành Thổ và kết quả là năng lượng của khu vườn xuống thấp. Cách điều chỉnh là đưa vào các hình thể và các cụm màu khác để mang sức sống đến cho khu vườn.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Phong Thuỷ Sân Vườn phong thủy cho sân vườn phong thủy cho vườn nhà phong thủy khu vườn phong thủy sân vườn


Lời chúc mừng ngày Phật đản mậu dần hôn tỵ ngũ quan cách chào hỏi bằng tiếng hàn quốc sao Phi liêm xiêu lòng vì lời đường mật ngón tay Giá Bát thiÊn Sao that sat Sao Tướng quân mơ thấy sữa xem tu vi tron doi bộ vị Giáp canh dần 1950 mệnh gì Tích Già Liêm trinh má¹ lễ Bùa ngãi Tre giải mã giấc mơ đặc điểm khuôn mặt dムdễ làm con cà đăt ất hợi tình yêu theo phong thủy mùa giáng sinh năm tóm tiểu Bói bài Ngọc phong thủy hoẠtinh chỉ tay Cách sử dụng đá Canxedon cách mơ tỉnh căn bếp hướng Phúc Bể Học tử vi