Quẻ Quan Thế Âm Đào Viên Kết Nghĩa là quẻ thẻ Trung Bình trong quẻ thẻ quan âm !Quẻ Quan Thế Âm Đào Viên Kết Nghĩa có bắt nguồn như sau: cuối thời Đông Hán
Quẻ Quan Thế Âm Đào Viên Kết Nghĩa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đây là điển cố thứ Ba tư trong quẻ Quan Thế Âm, mang tên Đào Viên Kết Nghĩa (còn gọi là Kết Nghĩa Vườn Đào). Quẻ Quan Thế Âm Đào Viên Kết Nghĩa có bắt nguồn như sau:

Những năm cuối thời Đông Hán, triều chính hủ bại, lại thêm thiên tai mất mùa liên miên, cuộc sống của nhân dân rất khố cực. Cường hào địa phương là Lưu Yên treo hịch chiêu mộ nghĩa binh, hịch văn truyền đến huyện Trác. Hậu duệ của Trung Sơn Tịnh vương Lưu Thăng, chắt của Hán Cảnh Đế là Lưu Bị nhìn thấy hịch văn, buòn bã thở dài. Một người phía sau lớn tiếng mà nói: “Đại trượng phu không ra sức vì quốc gia, tại sao lại thở dài?” Lưu Bị quay đầu nhìn, thấy người đó thân cao tám thước, đầu báo mắt tròn, hàm én râu hố, giọng như sấm động, thế như ngựa phi. Thấy người này tướng mạo khác thường, Lưu Bị bèn hỏi người đó danh tính là gì.

Người này nói: “Tôi họ Trương, tên là Phi, tự là Dực Đức, sống ở quận Trác, có nhiều điền trang, làm nghề bán rượu mố lợn, chỉ thích kết giao với những người hào kiệt trong thiên hạ. Vừa thấy ông đọc hịch văn mà than thở, vì thế mới đến hỏi.” Lưu Bị nói: “Tôi vốn là tông thất nhà Hán, họ Lưu, tên Bị. Nay nghe bọn Hoàng Cân nối loạn, có chí muốn đánh giặc an dân, nhưng hận là sức lực không đủ, cho nên mới thở dài!” Trương Phi nói: “Tôi vẫn có một chút tiền của, có thể chiêu mộ những người dũng mãnh ở địa phương, sẽ cùng ông làm đại sự, có được không?” Lưu Bị rất vui mừng, vì thế hai người đến một quán ờ trong thôn uống rượu.

Khi đang uống rượu, có một hán tử to lớn đẩy một chiếc xe, đến trước cửa quán, rồi bước vào trong quán ngồi xuống, gọi tửu bảo: “Hãy mau rót rượu dọn thức ăn, ta phải vào thành đầu quân bây giờ!” Lưu Huyền Đức nhìn người này, thấy thân cao chín thước, râu dài hai thước, mặt hồng như quả táo, môi như bôi son, mắt phượng mày tằm, tướng mạo đường đường, oai phong lẫm liệt, bèn mời anh ta cùng ngồi xuống, lại hỏl họ tên. Người này đáp rằng: “Tôi họ Quan tên Vũ, tự là Trường Sinh, sau đối thành Vân Trường, là người Giải Lương, Hà Đông. Bởi vì tên cường hào ở đó cậy thế ức hiếp người, tôi giết chết hắn, nên phải lẩn trốn trên giang hồ đã năm sáu năm. Nay nghe nói ở đây mộ quân đánh giặc, nên đến xin gia nhập.” Lưu Huyền Đức bèn nói cho Quan Vũ biết về chí hướng của mình, Quan Vũ rất vui, muốn cùng đến trang ấp của Trương Phi để bàn đại sự. Trương Phi nói: “Phía sau trang ấp của tôi có một vườn đào, hoa đào đang nở rộ. Ngày mai chúng ta hãy làm lễ tế trong vườn, kính cáo với trời đất, cùng kết nghĩa huynh đệ, đồng tâm hiệp lực, sau đó sẽ bàn tính đại sự.” Lưu, Quan hai người đồng thanh hưởng ứng: “Được!”

Ngày hôm sau, trong vườn đào, Trương Phi chuẩn bị các món đồ cúng như trâu đen, ngựa trắng, đò tế lễ, ba người thắp hương, tế bái trời đất hai lần, sau đó ba người căn cứ theo tuổi tác để nhận anh em, Lưu Bị nhiều tuổi nhất là anh cả, Quan Vũ là anh hai, Trương Phỉ là em út.

Điển tích này xuất hiện trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, nhưng trong chính sử lại không có ghi chép về câu chuyện “kết nghĩa vườn đào”. Theo “Quan Vũ truyện” trong “Tam Quốc chí” có chép, Quan Vũ trốn chạy đến quận Trác, gặp lúc Lưu Bị đang chiêu mộ thuộc hạ ở trong làng, Quan Vũ và Trương Phi bèn đến xin làm môn hạ của Lưu Bị. Sau đó Lưu Bị làm Bình Nguyên tướng, lại dùng Quan Vũ, Trương Phi làm Biệt bộ Tư mã, chia nhau thống lĩnh các vùng. Lưu Bị và hai người đó “ngủ cùng giường, tình nghĩa như anh em”. Quan Vũ thường ở những nơi đông người, cung kính đứng hầu Lưu Bị suốt ngày. Sau này Từ Châu thất thủ, Quan Vũ bị bắt, Tào Tháo sai người khuyên hàng, Quan Vũ nói: “Ta chịu ân đức sâu dày của Lưu tướng quân, thà cùng nhau chết chứ không thể phản bội.” Trong “Trương Phi truyện” cũng chép rằng: “Trương Phi (…) nhỏ hơn và cùng Quan Vũ phụng sự chủ nhân, Quan Vũ nhiều hơn mấy tuối, nên Trương Phi coi là anh và phụng sự Quan Vũ.”

Xem xét câu nói “thà cùng nhau chết” của Quan Vũ, dường như giữa họ đã từng có lời thề hẹn nào đó, nhưng trong sách sử chỉ nói họ “như anh em”, chứ không hề nói họ đã kết nghĩa anh em. Người đời sau đã dựa theo trí tưởng tượng để thêm thắt nhiều chi tiết, nên trong dân gian đã hình thành nên truyền thuyết “kết nghĩa vườn đào”.

Quẻ Quan Thế Âm Đào Viên Kết Nghĩa là quẻ thẻ Trung Bình trong quẻ thẻ quan âm !


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Tuổi vợ chồng Ke mo sao Giap dân Bọ Cạp những điều mạng Bí Quyết con cá 3 kiếp nạn Hà Nội chúng Chỗ tủ lạnh thất bại đường chỉ tay xem bói măt Ý nghĩa sao Tuế Phá trùng tang liên táng bat đám cưới là hỏa mù quáng trong tình yêu tuổi Tuất pháp TẾT bính cách đứng Ất Sửu chử nắm điềm báo mí mắt giật sao tốt mày thổ tinh ngủ bán Sao Tử vi danh nhân tuổi Dần tùy ông địa 12 cung hoàng Đạo SAO THIÊN LƯƠNG TRONG TỬ VI Sao thiên riêu Nguoi Truyen A