Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ lớn nhưng không phải người Việt nào cũng biết nguồn gốc và ý nghĩa của nó. Vậy Tết Nguyên Tiêu là Tết gì?
Tết Nguyên Tiêu là Tết gì? Nguồn gốc và ý nghĩa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Tết Nguyên Tiêu là Tết gì? Ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là ngày Tết Nguyên Tịch, Tết Trạng Nguyên, Tết Đoàn Viên hay Tết Hoa Đăng, nhưng cái tên quen thuộc với mọi người nhất là Tết Nguyên Tiêu. Đây là một ngày lễ lớn nhưng không phải người Việt nào cũng biết nguồn gốc và ý nghĩa.

 

Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc


Tet Nguyen Tieu la Tet gi Nguon goc va y nghia hinh anh 2
Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ Trung Quốc
 
Có rất nhiều lý giải về nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu. Một số tài liệu cho rằng phong tục này bắt nguồn từ thời Tây Hán ở Trung Quốc, gắn liền với sự kiện vua Hán Văn được lên ngôi, để ghi nhớ và chúc mừng ngày này nên nhà vua đã cho treo đèn lồng khắp các nẻo đường, thôn xóm. Từ đó, vua quyết định lấy ngày Rằm tháng Giêng là ngày hội hoa đăng, hàng năm cứ vào ngày này, nhà vua lại rời cung cùng mọi người, dân chúng chung vui.
  Theo một ghi chép khác thì nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Tiêu lại có nguồn gốc khác. Thời ấy, các cung nữ sau Tết Nguyên Đán đều nhớ nhà và nhớ cha mẹ, nhưng cung vua canh phòng cẩn mật không làm thế nào để ra gặp mặt cha mẹ được. Cung nữ Nguyên Tiêu cũng mang nỗi nhớ nhung gia đình nhiều năm,  buồn cho số phận nên đã tìm đến một cái giếng toan kết liễu cuộc đời. May thay, cô gái được Đông Phương Sóc, viên sủng thần của Hán Vũ Đế cứu sống.

Tet Nguyen Tieu la Tet gi Nguon goc va y nghia hinh anh 2
Gắn liền với truyền thuyết cung nữ Nguyên Tiêu
  
Để giúp cô cung nữ thỏa lòng nhớ thương cha mẹ, Đông Phương Sóc nghĩ ra một kế: Ông bày một bàn bói quẻ trên phố Tràng An, tất cả những người đến bói đều nhận được một quẻ ghi dòng chữ "mười sáu tháng giêng bị lửa thiêu". Sau đó, ông tiết lộ thêm: Tối ngày mười ba tháng giêng Ngọc Hoàng sẽ sai một tiên nữ áo đỏ giáng trần để hỏa thiêu Tràng An, mọi người muốn sống, hãy tâu lên nhà vua để tìm cách thoát nạn. Được tin thần hỏa sẽ đốt thành Tràng An, Hán Vũ Đế vội triệu mưu sĩ Đông Phương Sóc đến để bàn cách đối phó.
 
Đông Phương Sóc vờ suy nghĩ một lúc rồi tâu với vua: Nghe nói thần lửa rất thích ăn bánh trôi, trong cung có Nguyên Tiêu khéo tay, có thể giao cho cô làm bánh đãi Hỏa Thần. Đồng thời ban lệnh cho dân chúng Tràng An đến ngày đó mỗi nhà phải treo trước cửa một chiếc đèn lồng đỏ để Ngọc Hoàng tưởng lầm thành Trường An dưới trần đang bị lửa thiêu. Để tặng công làm bánh dụ Hỏa Thần, nhà vua đã cho Nguyên Tiêu về đoàn tụ với gia đình, còn người đời ghi ơn "dẹp nạn lửa" của cô gái nên đặt cho chiếc bánh trôi và ngày rằm tháng giêng cái tên "Nguyên Tiêu". Họ quan niệm ngày Tết Nguyên Tiêu đồng nghĩa với "Tết đoàn viên" hay "Tết tình yêu".

Tet Nguyen Tieu la Tet gi Nguon goc va y nghia hinh anh 2
Hoa đăng rực sáng khắp mọi nẻo đường
  
Ngày Tết Nguyên Tiêu còn gắn liền với một sự tích khác nữa, ngày xửa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân Thiên đình đúng ngày Rằm tháng Giêng xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới. Một số vị thần tiên trên Thiên Bình không bằng lòng với phán quyết này nên họ đã hiến kế cho chúng sinh hạ giới, vào ngày đó, nhà nhà dưới hạ giới đều treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên Thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.
 

Nguồn gốc ngày Tết Nguyên Tiêu của người Việt
 

Sử sách Việt Nam có ghi ngày Rằm tháng Giêng vốn là ngày tết Trạng Nguyên. Xưa kia, vào một ngày trăng sáng đầu năm, vua cho mở đại yến tại vườn thượng uyển, cho mời các Trạng Nguyên đến dự hội, ngắm cảnh xem hoa, làm thơ xướng họa, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và ca tụng ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị.


Tet Nguyen Tieu la Tet gi Nguon goc va y nghia hinh anh 2
Tết Nguyên Tiêu đã trở thành một sinh hoạt tao nhã 
  
Dần dần những buổi họp mặt tương tự vào đêm rằm tháng giêng được các văn nhân thi sĩ tổ chức, không chỉ trong vườn thượng uyển với nghi lễ vua tôi mà ở nhiều nơi, việc xem hoa ngắm cảnh dưới trăng thoải mái hơn, những vần thơ xướng họa, đối đáp phong phú và sinh động hơn.
Về sau, hoạt động này không chỉ bó hẹp trong phạm vi triều đình mà còn lan rộng ra quần chúng. Các văn nhân thi sĩ, nhất là các cụ cao niên thưởng trăng thù tạc với nhau bằng chén trà, chung rượu, bàn cờ. Các cụ ăn uống ít, chỉ ngâm nga bàn tán những câu tâm đắc.   Tết Nguyên Tiêu đã trở thành một sinh hoạt tao nhã mang nhiều ý nghĩa trong khung cảnh tuyệt vời thơ mộng:Trong ngày tết Nguyên Tiêu, ngoài ngắm đèn, ăn bánh trôi, còn có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác như diễu hành, múa lân sư rồng…  

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu
 

Theo người xưa, thì cái tên Nguyên Tiêu được giải thích là đêm trăng tròn đầu tiên của một năm, “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Các cụ ngày xưa có câu: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”, đây là thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm. Qua sự giao thoa về văn hóa thì Rằm tháng Giêng từ một ngày lễ có nguồn gốc Trung Hoa đã trở thành một trong những ngày Tết mang bản sắc Việt thấm nhuần Phật pháp.


Tet Nguyen Tieu la Tet gi Nguon goc va y nghia hinh anh 2
Tết Nguyên Tiêu là lễ cầu quốc thái dân an
  
Trọng tâm của ngày Tết Nguyên Tiêu 15/1 theo lịch âm là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho bá tánh và đất nước. Vào ngày này, mọi người thường lên chùa, lễ Phật, điều này trở thành văn hóa truyền thống dân tộc thể hiện ý thức tìm về cội nguồn của người dân Việt Nam nói chung, các Phật tử nói riêng.
 
Tùy theo tín ngưỡng và tục lệ từng vùng, từng gia đình mà có gia đình lễ bái Phật, có gia đình cúng Thổ Công, Thần Tài hoặc cúng Âm Hồn các đẳng... Nhưng điểm chung vẫn là cúng gia tiên và bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm tạ ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn thuận lợi.   Khá nhiều chùa chiền nhân dịp tết Nguyên Tiêu đã lập đàn Dược Sư, tụng kinh Dược Sư trong suốt tháng Giêng (hoặc từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng), khuyến khích Phật tử tham gia tụng niệm rồi phục nguyện hồi hướng công đức an lành cho Phật tử. Thiết nghĩ, đây cũng là một cách tu tập, cầu nguyện có hiệu quả nhất để đem lại phước báo an lành như mong cầu của mọi người trước thềm năm mới.
Tổng hợp


Infographic: Câu chuyện thú vị về Tết Nguyên Tiêu không phải ai cũng biết Lý giải rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên Tiêu Cách thức cúng Tết Nguyên tiêu rằm tháng giêng và cúng sao giải hạn tại nhà

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Tết Nguyên Tiêu là tết gì


Tuần triệt dự án nhà ở thương mại đinh tỵ hoá giải góc khuất hoá giải góc khuất và cột nhà dự án nhà ở xã hội becamex đăng ký mua nhà ở xã hội becamex cấp nhà ở là gì cách làm đẹp sau sinh tại nhà Bồ tết Trung Thu dịch vụ làm đẹp sau sinh tại nhà sự nghiệp của người tuổi dậu thuộc tiền bạc đặt tủ lạnh hợp phong thủy Sức Linh tien quà phong thủy con người phong thủy giường ngủ phong thủy giường ngủ theo tuổi bảo bình nam Dương sim sô Đằng Thúy Quý Tỵ ĐẶt tên con dai xay nha thay rằm tháng 7 ngày tốt phóng tu vi Luận tình yêu Ất Sửu và Canh Ngọ chuyển nhà sao thai phụ bá ƒ đinh mao nuôi c Ấn Xem ngày cưới đặc điểm nổi bật của Song Ngư tháng giêng đoán vận mệnh MO