Thế nào gọi là cung vô chính diệu? Cung Vô Chính Diệu là cung không có chính tinh tọa thủ. Cung nào không có chính tinh tọa thủ thì cung đó gọi là cung Vô Chính Diệu, chẳng hạn: Mệnh Vô Chính Diệu, Bào Vô Chính Diệu, Quan Vô Chính Diệu, Điền Vô Chính

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Nội dung

  • 1 Thế nào gọi là cung vô chính diệu?
  • 2 Nguyên tắc luận giải về cung Vô Chính Diệu
  • 3 Ngũ hành bản Mệnh và cung Vô Chính Diệu
  • 4 Cung Vô Chính Diệu và Tuần Triệt án ngự
  • 5 Vô Chính Diệu có hung tinh đắc địa độc thủ
  • 6 Cung Vô Chính Diệu có Nhật Nguyệt xung chiếu hoặc Nhật Nguyệt sáng sủa tam hợp chiếu (Nhật Mão, Nguyệt Mùi)
  • 7 Mệnh Vô Chính Diệu
    • 7.1 Phụ Mẫu Vô Chính Diệu
    • 7.2 Phúc Vô Chính Diệu
    • 7.3 Điền Vô Chính Diệu
    • 7.4 Quan Lộc Vô Chính Diệu
    • 7.5 Nô Bộc Vô Chính Diệu
    • 7.6 Thiên Di Vô Chính Diệu
    • 7.7 Tật Ách Vô Chính Diệu
    • 7.8 Tài Bạch Vô Chính Diệu
    • 7.9 Tử Tức Vô Chính Diệu
    • 7.10 Phối Vô Chính Diệu
    • 7.11 Huynh Đệ Vô Chính Diệu
    • 7.12 Hạn Vô Chính Diệu

Thế nào gọi là cung vô chính diệu?

Cung Vô Chính Diệu là cung không có chính tinh tọa thủ. Cung nào không có chính tinh tọa thủ thì cung đó gọi là cung Vô Chính Diệu, chẳng hạn: Mệnh Vô Chính Diệu, Bào Vô Chính Diệu, Quan Vô Chính Diệu, Điền Vô Chính Diệu…

Khi luận giải, thường áp dụng: Lấy chính tinh tọa thủ của cung xung chiếu làm chính tinh tọa thủ cho cung vô chính diệu nhưng dù có được chính tinh sáng sủa xung chiếu, được Tuần Triệt án ngữ thì cũng chỉ đưa đến sự tốt đẹp cho cung vô chính diệu ở mức 7 hoặc 8 phần, chứ không thể rực rỡ cả 10 phần như có chính tinh sáng sủa tọa thủ được.

Cung Tý Ngọ, Thìn Tuất, Tỵ Hợi có một trường hợp Vô Chính Diệu:

  • Cung Tí Ngọ Vô Chính Diệu có Đồng Âm xung chiếu, Cự Dương tam hợp.
  • Cung Thìn Tuất có Cơ Lương xung chiếu, Cự Dương tam hợp.
  • Cung Tỵ Hợi Vô Chính Diệu có Liêm Tham xung chiếu, Phủ và Tướng tam hợp.

Cung Sửu Mùi, Dần Thân, Mão Dậu có ba trường hợp Vô Chính Diệu: Cung Sửu Mùi Vô Chính

  • Diệu có Đồng Cự xung chiếu, Thái Âm và Dương Lương tam hợp.
  • Cung Sửu Mùi Vô Chính Diệu có Nhật Nguyệt xung chiếu, Cự Cơ và Thiên Đồng tam hợp.
  • Cung Sửu Mùi Vô Chính Diệu có Vũ Tham xung chiếu, Phủ và Tướng tam hợp.

Ngoài ra:

  • Cung Dần Thân Vô Chính Diệu có Đồng Lương xung chiếu, Cự Dương tam hợp.
  • Cung Dần Thân Vô Chính Diệu có Cơ Âm xung chiếu, Cự và Dương tam hợp.
  • Cung Dần Thân có Cự Dương xung chiếu, Đồng Âm tam hợp.

Hoặc:

  • Cung Mão Dậu Vô Chính Diệu có Dương Lương xung chiếu, Đồng Cự và Thiên Cơ tam hợp.
  • Cung Mão Dậu Vô Chính Diệu có Tử Tham xung chiếu, Phủ và Tướng tam hợp.
  • Cung Mão Dậu Vô Chính Diệu có Cự Cơ xung chiếu, Âm Dương và Thiên Lương tam hợp.

Nguyên tắc luận giải về cung Vô Chính Diệu

Một số sách vở bàn rằng khi gặp cung Vô Chính Diệu thì ta lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ để luận đoán, có nghĩa là nếu chính tinh này đắc hay hãm thì đặc tính đắc hãm của nó sẽ được tạm sử dụng để luận giải tại cung Vô Chính Diệu. Quan điểm này thiết tưởng cũng hợp lý vì các sao xung chiếu vừa là trực chiếu, vừa có ảnh huởng sâu rộng đến các cung khác hơn các sao tam chiếu. Ví dụ:

– Mệnh Vô Chính Diệu thì lấy chính tinh tại cung Di vì chính tinh tại Di còn có tác động đến cung Phối và cung Phúc, toàn bộ đều là cường cung đối với Mệnh (Ảnh huởng đến Mệnh bao gồm Tài Quan Di Phối Phúc).

– Phụ Mẫu Vô Chính Diệu thì lấy chính tinh tại cung Tật vì chính tinh tại cung Tật còn ảnh huởng đến cung Huynh và cung Điền (Ảnh hưởng đến Phụ bao gồm Nô Tử Tật Điền Huynh).

– Phúc Đức Vô Chính Diệu thì lấy chính tinh tại cung Tài vì chính tinh tại cung Tài còn ảnh hưởng đến cung Quan và cung Mệnh (Ảnh hưởng đến Phúc bao gồm Di Phối Tài Quan Mệnh).

– Điền Trạch Vô Chính Diệu thì lấy chính tinh tại cung Tử vì chính tinh tại cung Tử còn ảnh hưởng đến cung Nô và cung Phụ Mẫu (ảnh hưởng đến Điền thì bao gồm Tật Huynh Tử Nô Phụ).

– Quan Lộc Vô Chính Diệu thì lấy chính tinh tại cung Phối vì chính tinh tại cung Phối còn ảnh hưởng đến cung Di và cung Phúc (ảnh hưởng đến Quan bao gồm Mệnh Tài Phối Di Phúc).

– Nô Bộc Vô Chính Diệu thì lấy chính tinh tại cung Huynh vì chính tinh tại cung Huynh còn ảnh hưởng đến cung Tật và cung Điền.

– Thiên Di Vô Chính Diệu thì lấy chính tinh tại cung Mệnh vì chính tinh tại cung Mệnh còn ảnh hưởng đến cung Quan và cung Tài.

– Tài Bạch Vô Chính Diệu thì lấy chính tinh tại cung Phúc vì chính tinh tại cung Phúc còn ảnh hưởng đến cung Phối và cung Di.

– Tử Tức Vô Chính Diệu thì lấy chính tinh tại cung Điền vì chính tinh tại cung Điền còn ảnh hưởng đến cung Tật và cung Huynh..

– Huynh Đệ Vô Chính Diệu thì lấy chính tinh tại cung Nô vì chính tinh tại cung Nô còn ảnh hưởng đến cung Tử Tức và cung Phụ Mẫu.

Nguyên tắc lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ không áp dụng cho ba trường hợp sẽ nêu dưới đây (Vô Chính Diệu có hung tinh đắc địa độc thủ, Vô Chính Diệu có Nhật Nguyệt xung chiếu hoặc Nhật Nguyệt sáng sủa tam hợp chiếu (Nhật Mão, Nguyệt Mùi) và Vô Chính Diệu đắc tam không).

Ngũ hành bản Mệnh và cung Vô Chính Diệu

Thông thường thì Mệnh Hỏa và Kim thì tốt hơn các Mệnh có hành khác, bởi cung Vô Chính Diệu ví như là nhà không có nóc, cần có hành khí mạnh mẽ là Hỏa và Kim làm nòng cốt.

Cung Vô Chính Diệu và Tuần Triệt án ngự

Ngoại trừ trường hợp cung Vô Chính Diệu có hung tinh đắc địa độc thủ thì không nên có Tuần Triệt án ngự, còn tất cả các trường hợp cung Vô Chính Diệu đều rất cần có Tuần hoặc Triệt án ngự tại bản cung để câu hút được chính tinh về, để ngăn chặn các ảnh hưởng xấu xa do hung tinh lạc hãm đóng tại cung Vô Chính Diệu hoặc chiếu về cung Vô Chính Diệu. Nếu gặp Triệt tại Thân Dậu, Tuần tại Thìn Tí hoặc Dần Mão thì càng hay (Triệt đáo Kim cung, Tuần lâm Hỏa địa hoặc Mộc vị thì bất kỳ Sát Tinh bại điều tai ương sở tác (???).

Chú ý rằng cung Vô Chính Diệu gặp Tuần án ngự tốt đẹp hơn cung Vô Chính Diệu gặp Triệt, gặp Triệt cung chỉ đưa đến sự tốt đẹp của cung Vô Chính Diệu ở mức độ kha khá trong trường hợp có chính tinh sáng sủa xung chiếu và nhiều trung tinh sáng sủa hội chiếu. Nếu không có Tuần hoặc Triệt đóng tại cung Vô Chính Diệu thì hiệu quả ảnh hưởng của chính tinh xung chiếu yếu đi, và cho dù cung Vô Chính Diệu có nhiều sao sáng sủa hội chiếu cũng không thể coi là rực rỡ được, tốt lắm thì sự tốt đẹp cũng chỉ ở mức độ trung bình khá mà thôi.

Khi có Tuần hoặc Triệt tại cung Vô Chính Diệu thì mặc dầu ban đầu tuy gặp khó khăn trở ngại nhưng về sau lại thuận lợi hơn, tốt đẹp hơn. Tuần Triệt ở đây còn có tác dụng ngăn trở các sao xấu, nếu có, chiếu về cung Vô Chính Diệu, và giải cứu được trường hợp phi yểu tác bần nếu Vô Chính Diệu tại cung Mệnh.

Trường hợp Tuần Triệt án ngự đồng cung thì thông thuờng ta có thể giải đoán là cung Vô Chính Diệu này không tốt cũng không xấu, tốt xấu chỉ nằm khoảng ở mức độ trung bình mà thôi. Trong trường hợp này ta gần như không cần quá chú trọng lắm đến các sao hội chiếu vì ảnh hưởng gia giảm của các sao này tuy vẫn có nhưng hầu như không nhiều vì Tuần ngăn các sao tốt chiếu tới là chủ yếu, còn Triệt thì ngăn cản các hung tinh chiếu tới trong khi các sao tại bản cung thì bị cả Tuần lẫn Triệt vây trảm. Cần chú ý có một số sao kỵ gặp Tuần Triệt như Tướng Quân nếu đóng tại cung Vô Chính Diệu mà gặp Tuần Triệt thì dễ đưa đến tai họa bất ngờ nếu rơi vào trường hợp bị đương đầu. Đặc biệt nếu Vô Chính Diệu tại Tứ Mộ thì lại rất cần Tuần Triệt án ngự.

Trường hợp đặc biệt Mệnh Vô Chính Diệu có Tuần hoặc Triệt thủ, có hai trong ba sao là Tuần, Triệt, Thiên Không chiếu thì gọi là Vô Chính Diệu đắc tam không, nếu mệnh Hỏa hoặc Kim thì phú qúy khả kỳ (được hưởng phú qúy trong một giai đọan, bởi vì tính chất của các sao Không trong trường hợp này tuy đưa đến tốt đẹp nhưng không toàn vẹn, chỉ hưởng tốt đẹp trong một giai đọan mà thôi). Đắc Tam Không là Tuần Không, Triệt Không và Thiên Không. Không tính sao Địa Không. Cần một thủ, hai sao chiếu. Trong trường hợp đắc tam không này ta không lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ. Vô Chính Diệu đắc tam không mà không có Tuần Triệt án ngự thì là cách Kiến Không. Mệnh Vô Chính Diệu đắc tam không thì mệnh Hỏa đẹp hơn Mệnh Kim, còn các Mệnh khác thì không hưởng mấy (không giàu có nhưng nhìn chung thì cuộc sống không đến nổi xấu, cuộc sống cũng được tạm đủ hoặc kha khá).

Phú có câu: “Mệnh Vô Chính Diệu đắc Tam Không phú quý khả kỳ
                     Mệnh Vô Chính Diệu hóan ngộ Tam Không hữu Song Lộc, phú qúy khả kỳ”.

Trường hợp Vô Chính Diệu đắc tam không, nếu có hung tinh lạc hãm hay đắc địa tọa thủ tại cung Vô Chính Diệu thì cũng chỉ làm xấu một chút mà thôi, ta không đáng lo ngại lắm về họa của các sao này gây ra.

Trường hợp vô chính diệu mà không có Tuần Triệt án ngự, lại có sao Thiên Không thủ là cách ngộ Không, là người quyền biến khôn ngoan nhưng cuộc đời thăng trầm cực khổ. Nếu lại gặp thêm các sao Không khác ở các cung hội chiếu thì lại thông thường càng xấu hơn, cuộc đời sẽ thăng trầm cực khổ nếu không bị chết yểu.

Nhìn chung trường hợp Vô Chính Diệu mà lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ thì cho dù có được chính tinh sáng sủa xung chiếu, được Tuần Triệt án ngự cũng chỉ đưa đến sự tốt đẹp của cung đó cũng chỉ là mức độ khá là tối đa mà thôi, chứ không thể nào rực rỡ như có chính tinh sáng sủa tọa thủ được. Còn nếu gặp chính tinh lạc hãm xung chiếu hoặc có nhiều sao xấu hội tụ mà lại không có Tuần Triệt án ngự cứu nguy thì rơi vào cách phi yểu tác bần. Nếu có hung tinh lạc hãm khác hành bản Mệnh tọa thủ thì càng nguy hiểm hơn. Cung Vô Chính Diệu mà có sát tinh hãm địa thủ thì rất xấu, dễ lâm vào trường hợp phi yểu tác bần (rõ nét nhất cho những người có hành bản Mệnh bị hành của hung tinh khắc) ngọai trừ có Tuần Triệt án ngự cứu nguy hoặc có nhiều cát tinh cứu giải như Quan Phúc, Quang Qúi tọa thủ tại bản cung là tốt nhất….

Trường hợp Vô Chính Diệu đắc tam không, nếu có hung tinh lạc hãm hay đắc địa tọa thủ tại cung Vô Chính Diệu thì cũng chỉ làm xấu một chút mà thôi, ta không đáng lo ngại lắm về họa của các sao này gây ra.

Trường hợp vô chính diệu mà không có Tuần Triệt án ngự, lại có sao Thiên Không thủ là cách ngộ Không, là người quyền biến khôn ngoan nhưng cuộc đời thăng trầm cực khổ. Nếu lại gặp thêm các sao Không khác ở các cung hội chiếu thì lại thông thường càng xấu hơn, cuộc đời sẽ thăng trầm cực khổ nếu không bị chết yểu.

Nhìn chung trường hợp Vô Chính Diệu mà lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ thì cho dù có được chính tinh sáng sủa xung chiếu, được Tuần Triệt án ngự cũng chỉ đưa đến sự tốt đẹp của cung đó cũng chỉ là mức độ khá là tối đa mà thôi, chứ không thể nào rực rỡ như có chính tinh sáng sủa tọa thủ được. Còn nếu gặp chính tinh lạc hãm xung chiếu hoặc có nhiều sao xấu hội tụ mà lại không có Tuần Triệt án ngự cứu nguy thì rơi vào cách phi yểu tác bần. Nếu có hung tinh lạc hãm khác hành bản Mệnh tọa thủ thì càng nguy hiểm hơn. Cung Vô Chính Diệu mà có sát tinh hãm địa thủ thì rất xấu, dễ lâm vào trường hợp phi yểu tác bần (rõ nét nhất cho những người có hành bản Mệnh bị hành của hung tinh khắc) Ngọai trừ có Tuần Triệt án ngự cứu nguy hoặc có nhiều cát tinh cứu giải như Quan Phúc, Quang Qúi tọa thủ tại bản cung là tốt nhất….

Vô Chính Diệu có hung tinh đắc địa độc thủ

Hung tinh đắc địa này phải là hành Hỏa hoặc hành Kim mới được coi là rơi vào trường hợp này. Trong trường hợp này thì ta chọn hung tinh này làm nòng cốt cho cung Vô Chính Diệu, không lấy chính tinh xung chiếu để giải đóan. Một số tác giả cho rằng hao bại tinh đắc địa có thể làm nòng cốt cho cung Vô Chính Diệu như Tang Môn (Mộc), Song Hao (Thủy), Khốc Hư (Thủy) nhưng theo thiển ý thì không chính xác.

Thứ tự mức độ tốt có thể sắp xếp như sau:

  • Bạch Hổ đắc địa tốt nhất, tại Thân Dậu tốt đẹp hơn tại Dần Mão.
  • Kình Đà đắc địa, Kình đẹp hơn Đà.
  • Không Kiếp đắc (Tỵ Hợi đẹp hơn Dần Thân), Hỏa Linh đắc.

Đặc biệt Thái Tuế (hành Hỏa) cũng được dự phần vào trong cách này với điều kiện không gặp Tuần hoặc Triệt và phải rơi vào cung Mệnh hoặc Thân Vô Chính Diệu

Một vài ghi nhận về vị trí của hung tinh đắc địa:

  • Không Kiếp hành Hỏa miếu địa tại Tỵ Hợi, đắc tại Dần Thân.
  • Hỏa Linh hành Hỏa đắc địa tại cung ban ngày từ Dần tới Ngọ.
  • Kình Đà hành Kim đới Hỏa, đắc địa tại Thìn Tuất Sửu Mùi.
  • Bạch Hổ hành Kim đắc địa tại Dần Mão, Thân Dậu.

Hung Tinh đắc địa phải là hành Kim và Hỏa mới có tác dụng mạnh và bản Mệnh phải đồng hành với hung tinh này thì mới hưởng tốt đẹp trọn vẹn. Các Mệnh khác thì hưởng yếu hơn, ta có thể tạm đánh giá thì chỉ nằm trong mức độ trung bình. Trong tất cả các trường hợp trên thì ngoại trừ Bạch Hổ và Thái Tuế còn có tác dụng tốt lâu dài về sau, còn lại các trường hợp khác thì tuy làm cho cung Vô Chính Diệu được sáng sủa rực rỡ nhưng chỉ là một giai đoạn mà thôi, không có tác dụng tốt lâu dài. Mọi sự xấu tốt đều đến nhanh. Không Kiếp phát huy tính chất lên bất ngờ nhanh chóng nhất nhưng cũng đưa đến suy bại nhanh nhất trong toàn bộ các hung tinh vừa kể.

Nếu Mệnh Vô Chính Diệu có hung tinh đắc địa độc thủ nhưng bị Tuần Triệt án ngữ thì không đúng cách đã nói ở trên, trong trường hợp này ta luận giải như trường hợp lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ, với Tuần Triệt án ngữ tại cung.

Cung Vô Chính Diệu có Nhật Nguyệt xung chiếu hoặc Nhật Nguyệt sáng sủa tam hợp chiếu (Nhật Mão, Nguyệt Mùi)

Trường hợp nếu có đủ bộ Âm Dương sáng sủa tại Mão và Mùi Hợi chiếu hoặc Âm Dương đồng cung xung chiếu đến cung Vô Chính Diệu thì ta lại chọn bộ Âm Dương này làm nòng cốt cho cung Vô Chính Diệu, chứ không lấy các chính tinh xung chiếu bởi vì qui luật của Nhật Nguyệt là chiếu đẹp hơn tọa thủ. Trong trường hợp nay ta có thể đoán rắng cung Vô Chính Diệu này trước tuy có gặp trục trặc trắc trở nhưng về sau thì khá tốt. Tốt xấu hơn thì phải căn cứ vào sự tụ tập của các sao khác. Nếu có Tuần hoặc Triệt án ngữ tại cung Vô Chính Diệu thì cung Vô Chính Diệu này càng trở nên tốt đẹp bội phần, gặp Tuần tốt hơn gặp Triệt. Gặp Triệt thì chỉ kha khá thêm một chút mà thôi. Trường hợp Nhật Mão Nguyệt Mùi thì cần phải không bị sao nào làm giảm sức sáng, ví dụ như cần phải không có Tuần Triệt án ngữ Nhật Nguyệt, hoặc Hóa Kỵ đóng đồng cung làm giảm sức sáng của Nhật hoặc Nguyệt. Nếu một sao bị Tuần hoặc Triệt án ngữ hoặc bị Hóa Kỵ đồng cung, nghĩa là bị giảm sức sáng thi sẽ đưa đến mức độ tốt giảm đi rất nhiều, cung Vô Chính Diệu trong trường hợp nay chỉ tốt ở mức độ trên trung bình một chút mà thôi. Nếu Nhật Nguyệt được các phụ tinh làm tăng sức sáng như Xương Khúc Đào Hồng thì lại càng tốt đẹp bội phần. Trường hợp có Nhật Nguyệt Sửu Mùi chiếu thì nếu Nhật Nguyệt bị Tuần hoặc Triệt tại cung thì càng tốt, có Hóa Kỵ đồng cung với Nhật Nguyệt thì càng tốt hơn.

Chú ý rằng chỉ rơi vào hai trường hợp này thì ta mới sử dụng bộ Nhật Nguyệt, còn tất cả các trường hợp khác thì nếu có Âm Dương chiếu ta cũng lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ.

Mệnh Vô Chính Diệu

Với mệnh vô chính diệu, một vài đặc điểm có thể nhận thấy thường xuất hiện như sau:

  •  Nhạy bén
  •  Có giác quan thứ sáu, linh cảm được chuyện gần xảy ra.
  • Lúc còn nhỏ thường vất vả, lận đận, hoặc hay đau yếu, khó nuôi.
  •  Khi lớn lên, thường dễ giảm thiểu được bệnh tật, tai họa đo lường trước hoặc cảm nhận trước được sự việc sắp xảy ra.
  •  Thường hay mắc bệnh dị ứng hoặc trong đời có lần mắc bệnh dị ứng.
  •  Rất nhạy cảm khi gần người khác phái.
  • Dễ thích ứng được với hoàn cảnh.
  •  Không có lập trường tư tưởng vững vàng nếu không nằm trong các trường hợp đặc biệt đã nêu.
  • Chỉ làm phụ tá thì bền, làm trưởng thì không bền, không thể đứng mũi chịu sào được, hoạt động trong bóng tối hoặc ẩn danh là hay nhất.
  • Cuộc sống không bền, trôi nổi, cho dù đắc cách thì thường thường phú qui cũng khả kỳ (phú quí chỉ trong một giai đoạn), hoặc đáng hưởng phú quí thì lại chết.
  • Nếu là con trưởng thì không sống gần cha mẹ, nên làm còn nuôi họ khác, nếu gần cha mẹ thì dễ chết non hoặc nghèo (phi yểu tắc bần).
  • Mệnh Vô Chính Diệu thì cần Hỏa mệnh và Kim mệnh vì mệnh Vô Chính Diệu như nhà không nóc, cần bản mệnh có hành khí mạnh mẻ cứng cỏi làm nồng cốt. Các mệnh khác như Thổ, Thủy, Mộc mệnh chưa chắc ăn được, trường hợp đắc Tam không thì cần Hỏa hoặc Kim mệnh, có hung tinh độc thủ thì cần đồng hành là tốt nhất, có Nhật Nguyệt hội chiếu thì có thể áp dụng cho tất cả các hành bản mệnh.
  • Thường là con vợ hai, vợ lẽ.
  • Mệnh Vô Chính Diệu mà cung Tử cũng Vô Chính Diệu thì xấu, cả đời không con hoặc khổ về vấn đề con cái.

Các cung dưới đây thì tùy trường hợp mà luận giải, nhưng đánh giá tốt xấu thì cơ bản cũng dựa vào cách đánh giá cung Vô Chính Diệu đã bàn bên trên. Sự gia giảm mức độ đương nhiên cũng phải dựa trên bối cảnh Mệnh Thân Phúc Hạn và các sao khác thủ chiếu tại cung Vô Chính Diệu… Vài nét sơ luận:

Phụ Mẫu Vô Chính Diệu

Phải tự tay tạo lập cuộc sống, không được hưởng di sản của cha mẹ, thường phải xa cách cha mẹ, ly hương lập nghiệp.

Gặp Tuần hoặc Triệt án ngữ thì phụ mẫu tốt hơn nhưng lại đưa đến dễ khắc cha hoặc mẹ, hoặc phải sớm xa cách cha mẹ, hoặc làm con nuôi người khác. Nên sớm xa gia đình, xuất ngoại thì mới có thể có công danh.

Phúc Vô Chính Diệu

Thường phải xa cách họ hàng hoặc anh em. Rất tốt, được hưởng phúc, sống lâu nếu được chính tinh sáng sủa xung chiếu và cát tinh hội họp.

Rất cần gặp Tuần, không nên gặp Triệt. Gặp Tuần thì hưởng phúc, sống lâu. Gặp Triệt thì họ hàng khá giả nhưng không bền cho dù gặp nhiều sao tốt hội chiếu, thường phải ly hương lập nghiệp, xa cách họ hàng người thân.

Vô Chính Diệu đắc tam không: được hưởng phúc lộc dồi dào.

Hung Tinh đắc địa độc thủ: hưởng phúc trong một giai đoạn mà thôi. Tại Dần Thân gặp Đà La độc thủ thì hưởng phúc, sống lâu.

Nhật Nguyệt sáng sủa hợp chiếu: rất tốt, hưởng phúc, sống lâu, được nhờ cậy họ hàng, họ hàng quý hiển, gặp Tuần Triệt án ngữ càng tốt hơn.

Điền Vô Chính Diệu

Điền sản thường rất chậm có (sau 40) và hay thay đổi, lên xuống, không bền. Hay thay đổi chỗ ở. Không hưởng được di sản của cha mẹ để lại, tự tay phải tạo lập.

Gặp Tuần Triệt án ngữ thì trước trắc trở, sau dễ dàng thuận lợi, không hưởng di sản của cha mẹ để lại. Thường hay thay đổi chỗ ở, nhà đất mua rồi lại bán, thành bại thất thường, về già mới ổn định nhưng nhà đất trung bình. Nếu Tuần Triệt án ngữ đồng cung thì cũng vậy. Đắc tam không thì điền sản tuy khá nhưng cũng không bền.

Gặp Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu thì trước trắc trở nhưng càng về sau càng thuận lợi, rất nhiều nhà đất về sau. Gặp Tuần Triệt án ngữ càng tốt hơn, rất giàu có, nhiều nhà đất.

Hung sát tinh độc thủ: tài sản tạo nên bất ngờ nhanh chóng, nhưng cũng suy bại nhanh, đặc biệt là Hỏa Linh Không Kiếp. Kình Đà thì tuy trước phá nhưng sau cùng khá giả.

Quan Lộc Vô Chính Diệu

Nghề nghiệp thường thay đổi, không bền vững, hoặc chậm có công danh, công danh thấp hoặc bình thường, hoặc không bền.

Nếu rơi vào trường hợp bình thường thì quan lộc không hiển đạt cho dù có nhiều sao sáng sủa xung chiếu hoặc hội chiếu, trường hợp không có nhiều sao sáng sủa hội chiếu thì không có công danh.

Trường hợp có Tuần Triệt án ngữ và được nhiều sao sáng sủa hội chiếu thì công danh cũng trước bị trở ngại, sau tuy khá nhưng không bền vững, thường là hoạch phát hoạch phá, bởi vì Tuần Triệt mang ý nghĩa gây trục trặc cho quan trường, Triệt gặp mạnh hơn Tuần. Tuần Triệt án ngữ đồng cũng thì công danh bình thường cho dù các yếu tố khác như Mệnh Thân Phúc Hạn…

Trường hợp có hung tinh độc thủ: hoạch phát công danh nhưng không bền.

Trường hợp có Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu thì tuy chậm có công danh cũng tạm khá, thường hoạt động trên lãnh vực chính trị hoặc kinh tế. Chỉ có trường hợp này thì Tuần hoặc Triệt án ngữ sẽ làm tăng vẻ tốt đẹp của công danh, càng về sau công danh càng tốt tuy ban đầu có gặp trục trặc trắc trở. Cần chú ý rằng gặp Tuần thì hay hơn Triệt nhiều, gặp Triệt thì chỉ khá hơn chút đỉnh và không bền.

Nô Bộc Vô Chính Diệu

Bạn bè và người giúp việc không bền, dễ ly tán.

Gặp Tuần hoặc Triệt án ngữ thì tốt hơn, tôi tớ đắc lực hơn, trước mướn người khó khăn, sau thì dễ hơn nhưng cũng không bền

Hung sát tinh độc thủ: tôi tớ rất đắc lực nhưng thường hay lấn chủ. Bạn bè tài giỏi, thường làm ăn táo bạo, thường nằm trong giới giang hồ xã hội đen

Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu: tốt đẹp, được bạn bè giúp đỡ, bạn bè khá giả, người làm có năng lực

Thiên Di Vô Chính Diệu

Nếu rơi vào trường hợp bình thường thì không thể giàu có lớn được, cho dù có nhiều sao sáng sủa hợp chiếu.

Ra ngoài dễ bị chi phối bởi môi trường, ngoại cảnh.

Tuần Triệt án ngữ: tốt hơn nhưng lại dễ chết xa nhà.

Hung sát tinh độc thủ: ra ngoài dễ kiếm tiền, thường kiếm được bất ngờ, nhưng lại hao hụt nhanh chóng.

Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu: tốt đẹp, gặp thuận lợi khi ra ngoài.

Tật Ách Vô Chính Diệu

Ít bệnh tật tai họa nhưng tai họa đến thì khó tránh khỏi.

Tuần Triệt án ngữ: tốt, ít bệnh tật tai họa.

Tài Bạch Vô Chính Diệu

Tiền tại không đều đặn, lúc có lúc không, không bền vững. Nếu rơi vào trường hợp lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ thì không thể giàu có lớn được, cho dù có nhiều sao sáng sủa họp chiếu.

Tuần Triệt án ngữ: kiếm tiền ban đầu thường khó khăn, sau mới thuận lợi nếu được nhiều sao tốt hội chiếu nhưng cũng không thể giàu có được.

Nếu rơi vào trường hợp có hung tinh đắc địa độc thủ: hoạch phát nhưng thường hoạch phá, không bền, chỉ có một giai đoạn.

Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu: tốt đẹp, nhiều tiền của về hậu vận.

Tử Tức Vô Chính Diệu

Không có con, ít con, hoặc chậm con, hoặc không nhờ cậy được con, hoặc con đầu lòng sinh ra khó nuôi.

Tuần Triệt án ngữ: thường chậm có con hoặc sinh con ban đầu khó nuôi nhưng con khá giả.

Hung tinh đắc địa độc thủ: con cái khá giả nhưng khó nuôi con hoặc muộn sinh con, hoặc con cái không hợp với cha mẹ.

Có Nhật Nguyệt chiếu thì con khá giả, quí hiển.

Phối Vô Chính Diệu

Lập gia đỉnh thường chậm trễ, hoặc thường không có xu hướng lập gia đình mạnh mẽ, hoặc hay thay đổi đối tượng, chóng chán, không yêu ai mặn nồng, yêu cũng chỉ trong một giai đoạn. Nếu lập gia đình sớm thường dễ bị hình khắc.

Gặp Tuần Triệt án ngữ: buổi đầu tuy có khó khăn trắc trở nhưng sau lại tốt hơn, nên lập gia đình trễ thì tốt hơn, sớm thì dễ không bền vững. Gặp Tuần tốt hơn gặp Triệt.

Đắc Tam không Hỏa Mệnh thì chồng vợ tốt, hoà thuận.

Hung sát tinh độc thủ: cả hai tuy cương cường, đảm đang nhưng không hoà thuận, dễ hình khắc hoặc chia ly.

Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu: vợ chồng tốt đẹp, nhưng nếu có Nhật Nguyệt đóng cũng thì vợ chồng không nhường nhịn, thường hay tìm cách lấn nhau. Gặp Tuần Triệt án ngữ thì lại bị trục trặc trắc trở ban đầu về tình duyên, lập gia đình sớm dễ đổ vỡ.

Huynh Đệ Vô Chính Diệu

Thường không ở gần anh chị em, anh em ly tán.

Tuần Triệt án ngữ: tốt hơn, nhưng thường có anh chị trưởng chết sớm, thông thường anh em khá giả về hậu vận, con tiền vận thì long đong.

Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu: anh em thương nhau, gặp Tuần Triệt án ngữ thì càng tốt hơn.

Hạn Vô Chính Diệu

Trường hợp lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ: mọi sự đều lăng nhăng, không cảm thấy ưng ý, không thể phát trong giai đoạn này được, thường có nhiều sự thay đổi xảy ra như thay đổi về công việc, nơi ở…

Tuần Triệt án ngữ: tốt đẹp nếu chính tinh xung chiếu tốt, và thường phải gặp trắc trở trước. Không lo ngại về mọi sự xấu xa xảy ra nếu có.

Hung tinh đắc địa độc thủ: phát nhanh nhưng phá nhanh, rất hợp với Mệnh có cách Sát Phá Tham.

Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu: tốt đẹp nhưng có nhiều sự thay đổi xảy ra trong hạn này. Gặp Tuần Triệt án ngữ càng tốt.

Hạn đắc tam không: tốt đẹp trong một giai đoạn tuy có gặp trục trặc ban đầu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Tử Vi cung điền trạch vô chính diệu cung phụ mẫu vô chính diệu cung phu thê không có chính tinh cung phu thê vô chính diệu cung phúc đức vô chính diệu


SAO THIÊN TRÙ hàm Ma Kết bồ tát dat ten chọn hướng nhà Cung Bảo Bình nhà vệ sinh khả Sức đối phó với người nham hiểm Nguoi 1 4 đôi quà tương pháp mộc đục tu vi Xem bói bàn tay nói lên số phận phật bản mệnh chồng tuổi tý vợ tuổi tuất kiểu tóc xem nguoi hop tuoi nghĩa sao mơ thấy mặc áo tang họ Phong thủy ban thờ vật phẩm phong thủy cầu con trai xá tội vong nhân Xem tưởng Tóc thượng Tuổi tuất tây tướng pháp phụ nữ phần 1 xem sao hạn mÃ Æ nhật đặt tên đàn ông sợ vợ lễ hội ngày 10 tháng 10 âm lịch nốt ruồi trên vai thân mệnh đồng cung xem tướng gương mặt 2 mơ thấy sóng biển lớn những bạn có nốt ruồi may mắn tuần triệt trong tử vi Đông Lóng xem tướng lòng bàn tay dày xem tướng mạo