Cùng xuất thân từ một trong những "lò kỵ binh" lừng danh, đại tướng Tào Ngụy này đã đả bại Quan Vân Trường, được xưng danh là "Tam Quốc đệ nhất danh tướng" thời hậu Quan Vũ.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Những hổ tướng từ đội kỵ binh lừng danh

Sau khi Quan Vũ cùng Lưu Bị ly tán, ông bị Tào Tháo vây khốn và buộc phải "ước pháp tam chương" với Tào để bảo vệ hai vị Lưu phu nhân.

Theo "Tam Quốc Diễn Nghĩa", việc Quan Công "hàng Hán không hàng Tào" thể hiện sự trung nghĩa của ông, đồng thời mô tả Quan Vũ không hề động lòng trước mỹ nữ và tiền bạc mua chuộc của Tào Tháo.

Trên thực tế, sử liệu để lại cho thấy, trong giai đoạn dưới trướng Tào Ngụy, "ngoại trừ Trương Liêu, (Quan Vũ) chỉ giao hảo với Từ Hoảng".

Mối thân tình giữa Quan - Trương - Từ không chỉ do ba người này đều là hàng tướng, mà còn bởi cả ba là đồng hương Sơn Tây, thuộc tập đoàn kỵ binh Tinh Châu nổi tiếng.

Những kỵ binh tới từ Tinh Châu gia nhập vào các thế lực quân phiệt khác nhau, trở thành một tập thể có sức chiến đấu đáng gờm.

Trong đó, đội kỵ binh "trứ danh" nhất chính là đội quân chủ lực của Lữ Bố, có thể nói là "độc bá võ lâm" trong giai đoạn đầu thời Tam Quốc, thậm chí đã có thời điểm lực lượng này có cơ hội đoạt được thiên hạ.

Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra, sự khiếm khuyết rõ rệt trong cương lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo yếu kém đã dẫn tới sự thất bại lần lượt của các đội quân kỵ binh Tinh Châu.

Bọn họ lần lượt bị Viên Thiệu, Tào Tháo... thôn tính, hậu quả gián tiếp là khiến cho thế lực Hung Nô của Lưu Báo thống trị được khu vực Tinh Châu, sau này khởi binh tiêu diệt thiên hạ của Đông Hán.

Cùng ở dưới trướng Tào Ngụy, Quan Vũ có quan hệ tốt với Trương Liêu và Từ Hoảng cũng là điều dễ hiểu.

Từ Hoảng là một trong 5 đại danh tướng Tào Ngụy.

Từ Hoảng là một trong 5 đại danh tướng Tào Ngụy, bên cạnh Trương Liêu, Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Cáp.

Đại phá vòng vây Quan Vân Trường

Sau khi Quan Vũ bỏ Tào Tháo để trở về với Lưu Bị, lực lượng của Bị vẫn tiếp tục chuỗi "bách chiến bách bại", cuối cùng là thất trận thảm hại trước Tào Ngụy ở Kinh Châu. Song lần đại bại này cũng giúp Bị mở ra cơ hội liên minh với Tôn Quyền.

Liên minh Tôn - Lưu đại phá Tào Ngụy ở Xích Bích, Lưu Bị "ăn theo" thắng lợi của Chu Du, chiếm được lợi thế vững vàng ở Kinh Châu.

Từ đây, Quan Vân Trường cũng lập được nhiều chiến công hơn, trở thành tướng lĩnh cốt lõi trong lực lượng của Lưu Bị.

Trong khi Lưu Bị cùng Gia Cát Lượng, Trương Phi, Triệu Vân đem quân chủ lực chinh phạt Ích Châu, nhiệm vụ trấn thủ Kinh Châu được giao vào tay Quan Vũ.

Ông soái lĩnh quân Kinh Châu tấn công Tương Dương - Phàn Thành, đánh bại quân tiếp viện của Vu Cấm, chém đầu Bàng Đức, qua một đêm "uy chấn Trung Nguyên", khiến Tào Tháo thậm chí đã tính tới chuyện thiên đô.

Thế nhưng, chiến dịch hãm thành của Quan Vũ lại rơi vào tình trạng bế tắc khi Tào Nhân thủ chắc Phàn Thành, khiến ông tiến thoái lưỡng nan.

Vào thời điểm mấu chốt, Tào Tháo đã quyết định xuất toàn lực, huy động thêm một đạo viện binh Nam hạ tấn công Quan Vũ.Thống soái đội quân này không ai khác ngoài "lão bằng hữu" Từ Hoảng.

Chiến dịch phá vây Phàn Thành của Từ Hoảng góp phần giúp chiến dịch đoạt Kinh Châu của Đại đô đốc Đông Ngô Lữ Mông thành công.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Canh Tý buồn phiền SAO THIÊN Y TRONG TỬ VI Ý nghĩa 12 cung của Tử Vi 礼意久久礼品礼品网 phạm Y thái tuế thủy tinh 15 tháng 4 âm không nên bệnh ngoài da gây ngứa Tu vi tron doi tướng phụ nữ lạnh lùng đặt tên hay cho người tuổi Ngọ Hải đất Luận về sao Thiên Cơ nốt ruồi đằng sau gáy có ý nghĩa gì SAO QUAN PHÙ QUAN PHỦ SAO PHONG CÁO THAI PHỤ Luận về sao Thiên Phủ SAO TỬ PHÙ TRONG TỬ VI giải mã bùa yêu làm người tốt đá phong thủy hồ ly đường sao liÊm trinh biển số Phòng Vệ Sinh nhap trach năm 1987 có nhuận không Khâm Ãch Tả giã điều kiêng kỵ khi xây nhà ở SÉT ĐÁNH SAO LỰC SĨ TRONG TỬ VI SAO HÓA KỴ TRONG TỬ VI Sao Tử phòng bếp Sao Phúc đức Luận Bàn Họa Của Gia Đạo trá bảng luận số Đá tuổi Thân và tuổi Hợi có hợp nhau phân tích 3 vẻ đẹp của huấn cao