Tục đốt nhang (hay còn gọi là thắp hương, dâng hương) đã có ở nước ta từ lâu đời. Điều này đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm
Cây nhang trong tâm thức người Việt

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Tục đốt nhang (hay còn gọi là thắp hương, dâng hương) đã có ở nước ta từ lâu đời. Điều này đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dù là ngày Tết, ngày giỗ chạp hay ngày thường, người ta đều đốt nhang.

 

Đặc biệt trong những ngày Tết, nhang càng được đốt nhiều hơn. Vì ngày Tết có nhiều nghi thức cúng lễ hơn: nào cúng đất trời, cúng tổ tiên ông bà, cúng ông Táo… Và nén nhang trở thành vật không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Những sợi khói nhang cuộn tròn phảng phất bay đi để lại mùi hương thoang thoảng, dịu dàng như một sợi dây thiêng liêng gắn kết cuộc sống con người với đất trời, là cầu nối giữa con người ở trần gian với thần thánh, ông bà, tổ tiên ở cõi vĩnh hằng.

Theo các nguồn tài liệu, cây nhang có nguồn gốc từ bán đảo Ả Rập, được các lái buôn người Hy Lạp chuyên chở sang bán tại các nước châu Á, khoảng từ thế kỷ thứ XI. Thứ nhang này có mùi thơm dịu, được chiết xuất từ một giống cây mọc ở miền Nam bán đảo Ả Rập.

Còn theo Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục, cây nhang có nguồn gốc từ Tây vực, đốt hương nghĩa là cầu cho quỷ thần giáng cách.

Khi xưa, tục Tàu tế tôn miếu chỉ dùng cỏ tiêu (cỏ thơm) trộn với mỡ mà đốt cho thơm, chưa có đốt hương. Đến đời Vũ đế nhà Hán, vua sai tướng sang đánh nước Hồn Gia (xứ Tây vực, thuộc Ấn Độ). Vua nước ấy đầu hàng, dâng một tượng thần bằng vàng cho vua Vũ đế đem về đặt trong cung Cam Toàn. Người nước Hồn Gia cũng tế thần không phải dùng đến trâu, bò mà chỉ đốt hương lễ bái. Từ đó, Trung Quốc mới có tục đốt hương.

Sách xưa còn chép rằng: Thứ sử Giao Châu - Trương Tân thường đốt hương ở Cát Lập tịnh xá để đọc đạo thư. Tục đốt nhang ở ta có lẽ bắt đầu từ đó. Rồi cùng với quá trình phát triển của đạo Phật, tập tục đốt nhang du nhập vào nước ta và ngày càng phổ biến.

Nhang có nhiều loại, nhiều kiểu: nhang thường, nhang ướp hương, nhang tròn, nhang khoanh… tất cả đều có chung một công dụng: đốt lên cho ấm cửa ấm nhà, đốt lên bàn thờ tổ tiên ông bà, bàn thờ Phật vào 2 buổi sáng - chiều như gửi một lời chào đến các vị bề trên, nhằm báo cho các vị biết lúc nào chúng tôi cũng nhớ đến các vị.

(Theo Thanhnien)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Cây nhang trong tâm thức người Việt


tranh bình trà và chén trà Sao hoả tinh ho 12 cung hoàng đạo chibi bàn tay đàn ông con cái khắc tuổi cha mẹ chạm long mạch cách hóa giải cửa đối cửa tướng mũi của phụ nữ cách tán gái của 12 chòm sao mơ thấy bàn thờ bị đổ tính tuổi xung theo Lục Thập Hoa Giáp con giáp nóng tính Hội Gióng Phù Đổng tại hà nội quà tặng cho nữ Lễ Hội An Truyền con giáp may mắn phú quý song toàn phụ nữ quý phái thảm án ở Thanh Hóa ca sĩ hồ ngọc hà tu vi 6 tối kỵ phải tránh trong phong giải mã các giấc mơ đánh đề kim xà thiết tỏa chuyen bai Thân đeo Trường Sinh top 10 phụ nữ chân dài nhất Nhà đâm ngõ ảnh hưởng đến tài vận cách đặt tên cho cửa hàng quần áo sao thiên khốc trong lá số tử vi kinh doanh phát đạt ất hợi hợp với tuổi nào phong thủy khu vực giếng trời tu vi Vận đào hoa tháng 8 của 12 con giáp phù dâu cách xem quẻ mệnh Đặt tên cho con trai gái năm 2016 tuổi cặp đôi song tử và cự giải đời cha ăn mặn đời con khát nước đàn ông trán hói شبكةالشيعةالعالمية áp Cấn Thiên Yết yêu Tóm các lễ hội tổ chức vào tháng 2 mơ thấy gà chết sau 30 tuổi hướng nhà hợp phong thủy