Chùa Đại Tuệ là ngôi chùa cổ tọa lạc trên đỉnh cao nhất của dãy núi Đại Huệ, thuộc xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Chùa Đại Tuệ - Nghệ An

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Đại Tuệ là ngôi chùa cổ tọa lạc trên đỉnh cao nhất của dãy núi Đại Huệ, thuộc xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Chùa được Thượng Tọa Thích Thọ Lạc trụ trì.

Chùa cổ Đại Tuệ thờ Phật Bà Đại Tuệ tức là đại diện cho trí tuệ của Đức Phật (Tuệ Giác, Tuệ Kiếm, Tuệ Lực, Tuệ Tâm, Tuệ Mục, Tuệ Nhãn). Đây là nơi duy nhất trên đất nước ta có ngôi chùa thờ Phật bà Đại Tuệ.

Chùa Đại Tuệ ghi dấu Phật giáo lâu đời trên vùng đất Nghệ An, non nước điệp trùng, trời mây tụ khí lành, cây cỏ xanh tươi bốn mùa. Qua thời gian, chùa Đại Tuệ chỉ còn phế tích. Song nhân dân địa phương và du khách vẫn hằng ngày trèo đèo, lội suối, rẽ lau lách, cỏ dại, tìm đường lên nền chùa thắp hương cầu Phật và phụng thờ những người có công với nước.

Sử sách ghi chép lại, chùa có cách đây trên 600 năm do Vua Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương xây để thờ Phật bà Đại Tuệ – người đã có công phù hộ cho nhà Hồ xây thành đắp luỹ trên núi Đại Huệ để chống giặc Minh xâm lược nước ta. Khi Vua Quang Trung hành quân ra Bắc đại phá 29 vạn quân Thanh vào mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789 có nghỉ tại đây, đêm đến được sư bà ở chùa mách bảo đi theo đường thượng đạo (truông Băng) để hành quân ra thành Thăng Long vừa nhanh mà tránh được phục kích. Khi chiến thắng trở về, Hoàng đế Quang Trung xuống chiếu cắt 20 mẫu đất làm chùa.

Chùa tọa lạc trên khuôn viên khoảng 600m2, ở độ cao hơn 450m so với mực nước biển trong một không gian tĩnh lặng,cảnh vật thơ mộng, hữu tình. Đứng từ đây, có thể chiêm ngưỡng cả một vùng di tích danh thắng bao quanh. Nơi đây trời đất linh thiêng.

Sau lưng chùa là đỉnh động Thăng Thiên có bàn cờ Tiên bằng đá. Cách chùa một trăm mét về phía Tây có tảng đá lớn khoảng năm khối, dùng đá gõ vào phát âm thanh như tiếng mõ (nhân dân gọi là Đá Mõ). Trước chùa có một tảng đá lớn giống như ngai vàng (Thạch Ngai) không ai dám ngồi vì tương truyền Thạch Ngai là nơi xưa Hồ Quí Ly và Quang Trung Nguyễn Huệ từng ngồi. Trước chùa khoảng bốn trăm mét có hai trụ đá lớn dựng đứng như cổng chùa thiên tạo. Cạnh chùa có giếng nước cổ sâu hơn hai mét, không bao giờ cạn. Sườn núi hai bên có khe Trúc, khe Mai, lại có ao sen cổ…

Thiên nhiên ban tặng cho huyện Nam Đàn một quần thể danh thắng thiên nhiên vô cùng hấp dẫn , khí hậu trong lành, phong cảnh nên thơ như núi Đại Huệ. Chùa Đại Tuệ là danh thắng kỳ thú nằm trên dãy Đại Huệ, ôm ấp lấy một vùng đất được gọi là “địa linh nhân kiệt”. Đây là không gian tâm linh thiêng liêng, hướng tới sẽ là một khu Di tích Lịch sử Văn hoá có tầm vóc tương xứng với giá trị lịch sử của chùa – Một khu du lịch tâm linh, sinh thái hấp dẫn làm thoả lòng phật tử và du khách thập phương.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


khử Đồng hồ năng lượng giường ngủ sinh quý tử cung phúc đức NỐT RUỒI cung Sư Tử tục tính cách sao tỬ vi cuối Sao Dà la Bai kết Ngay dâng lễ Tùng Lá Số mùng 1 cửa sổ thủy tinh nam phong dang thần giữ của tướng mũi nghèo Lượng 24 cung sơn hướng Bình tính cách người tuổi Dần cung Thiên cung Cự Giải Ä an âm thủy phòng làm việc Hội Đền Hoàng Công Chất tại tỉnh Kỳ Bính Tuất Sao Hóa Lộc ở cung mệnh ngày Thất Tịch lễ Hội Đình Xốm năm Bính Thân Xem tuông xem ngày cưới con trai cười hở lợi tướng số cung tỵ Mẹo để thu hút sự giàu có tu vi Tài vận thay đổi thế nào sau khi hình xăm vô cực thiên trù xem tu vi xem bàn tay bán