Chùa Trông có tên chữ là Hưng Long Thiên Tự - Thánh tích Phật Giáo mang nhiều nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo được xếp hạng Di tích quốc gia
Chùa Trông - Hải Dương

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Trông có tên chữ là Hưng Long Thiên Tự, một trong những Thánh tích Phật Giáo với những hạng mục mang nhiều nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo được Nhà nước xếp hạng “Di tích quốc gia” về kiến trúc nghệ thuật năm 2003. Chùa Trông tọa lạc tại xã Hưng Long, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Chùa Trông được xây dựng vào khoảng thế kỷ 11, dưới thời vua Lý Nhân Tông (1010-1225) và được trùng tu tôn tạo vào thời Hậu Lê (Thế kỷ 17-18). Ngôi chùa nằm trên khu đất rộng gần 8.000m2.

Chùa được xây dựng theo kiến trúc “Nội công, ngoại quốc” gồm nhiều hạng mục khác nhau: Ao rối, rộng hơn 800m2; cổng tam quan, cao 19m, được cấu tạo gồm 2 cổng lớn (cổng đông và cổng tây).

Nối giữa 2 cổng là một tắc môn, liền sau tam quan là một khoảng sân rộng; tiếp đến là Tuần Tranh, nhà mẫu, nhà tổ, nhà tăng và đền thờ Minh Không Thiền sư Nguyễn Chí Thành, một cao tăng thời Lý có công lớn trong việc chữa khỏi bệnh cho vua và được nhà vua phong tặng là “Lý triều Quốc Sư”. Do có công lao lớn với đất nước và Phật giáo, sau khi Minh Không Thiền Sư qua đời, triều đình đã xuống chiếu cho lập đền thờ gọi là chùa Trông ngày nay.

Trải qua những thăng trầm của thời gian và lịch sử, song đến nay chùa Trông vẫn giữ được đường nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo và tinh tế, từ cổng tam quan, nhà mẫu, nhà tăng đến đền thờ Minh Không Thiền sư, các bức tượng phật, các họa tiết, trang trí, bia ký đều do bàn tay những nghệ nhân tài giỏi qua nhiều thế hệ tạo dựng.

Trải qua nhiều thế kỷ, những hiện vật trong di tích vẫn rất sống động với nghệ thuật điêu khắc tinh tế. Với giá trị nghệ thuật và lịch sử, chùa Trông là một ngôi chùa lớn có ảnh hưởng tới tâm linh phật giáo trong vùng.

Chính điện Chùa Trông
Chính điện Chùa Trông

Tại Chùa Trông sau ngày giành được chính quyền tháng 8/1945, đã phát động phong trào ủng hộ kháng chiến trong giới nhà sư, tăng ni, Phật tử. Chùa Trông còn là nơi tổng bộ Việt Minh đóng trụ sở, nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, hội họp của nhiều đoàn thể kháng chiến trong xã, trong huyện.

Hàng năm, nhân dân địa phương luôn quan tâm tu bổ. Vào ngày tuần, rằm, lễ tết, nhân dân địa phương và khách thập phương thường đến thắp hương cầu cho quốc thái dân an, cuộc sống người dân no ấm, hạnh phúc.

Đặc biệt, hàng năm vào các ngày từ 15 đến 30 tháng 3 âm lịch, địa phương tổ chức lễ hội truyền thống với nhiều khóa lễ khác nhau như: Lễ rước nước 15/3; Lễ xuất đông, nhập tây 20/3; Lễ tế thánh về trời 26/3. Trong phần lễ, ngoài việc tổ chức lễ rước thành hoang, lễ dâng hương, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nhiều trò diễn dân gian như: Rối nước, đấu vật, hát chèo, múa hoa đăng, đu quay, cầu kiều, trọi gà, cờ tướng…

Lễ hội chùa Trông xã Hưng Long mang đậm nét văn hóa cổ truyền của làng quê Việt Nam, là dịp để cho mỗi người dân giao lưu học hỏi, đoàn kết cộng đồng cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Sự nghiệp của người Hợi thuộc cung bói tướng số qua lông mày Bói tên Tượng Học đoán vận mệnh qua tướng tay tướng ngón chân Lá số năm mới Hải xem tướng môi giấc mơ mỹ của tôi Khoa tử vi bao chọn nghề nghiệp kim bac kim cắn tu vi thang 7 am lich Sao Lực sĩ phà o Trái tướng tóc cách xem tướng qua dáng đi nhà Sao Hoá lộc cách trồng cây sân vườn bói tướng mặt Sao Tham Lang cự nhật NỐT RUỒI THIÊN vất hình ngựa phong thủy giá rẻ cách xem tuổi làm nhà năm 2014 cặp đôi song ngư và xử nữ cÚng Sao Thiên hư chọn màu sơn cho cửa sổ cái tu vi tron doi Sao Cự Môn ở cung mệnh Sao triệt Phóng sinh sai cách Thập Thần cách tính ngày trùng tang Thất sát Canh Tuất truyện Kinh dịch yêu đồng nghiệp