Đền Dầm tọa lạc trên địa phận thôn Xâm Dương, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đền Dầm thuộc cụm di tích có ba ngôi đền nằm kề nhau là: Đền Lộ , Đền Sở
Đền Dầm - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đền Dầm tọa lạc trên địa phận thôn Xâm Dương, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đền Dầm thuộc cụm di tích có ba ngôi đền nằm kề nhau là: Đền Lộ, Đền SởĐền Dầm, nằm ngoài đê sông Hồng và đều thờ nữ thần, thần Mẫu. Đền Dầm thờ Mẫu Thoải, một trong Tam Tòa Thánh Mẫu theo tâm thức của người Việt Cổ, bên cạnh Mẫu Đệ thiên và Mẫu núi rừng. Đây là một trong những địa danh tâm linh thu hút phật tử thập phương

Tương truyền, Trước đây Hoàng Long công chúa bị đày vì làm vỡ chén ngọc được chàng Liễu Nghị giải oan. Để trả ơn, nàng đã hiện lên báo mộng giúp Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đánh thắng giặc ngoại xâm..

Khi thắng trận trở về, ông dâng biểu lên vua báo công và nêu rõ việc Ngọc Dung báo mộng. Vua sai sứ giả về Xâm Miện vào miếu (nay là đền Dầm) bái tạ, và ban tặng sắc phong. Rồi lệnh nhân dân Xâm Miện đến kinh thành rước sắc về để dân làng thờ phụng.

Các triều vua kế tiếp đều có sắc phong cho đền. Nhân dân cũng không quên xây một đền để thờ Hưng Đạo Vương. Vì thế mà bên cạnh chùa, không chỉ có miếu cô, miếu cậu còn có đền thờ Trần Hưng Đạo.

Đền khá rộng, kiến trúc cổ, cột gỗ mái ngói xưa cũ màu thời gian. Khuôn viên đền thoáng đãng, cây đa trên trăm tuổi. Bên cạnh chính điện chùa là miếu cô, miếu cậu. Miếu cô được dựng trên một khuôn viên rộng, nằm giữa hồ. Miếu cậu được đặt ngay sân chùa. Cổng Đền cao rộng, có ba cửa vào, sáu trụ xây, trên đắp nghê chầu, hoa văn, câu đối tỉ mỉ, tường đắp long mã, nhưng vắng nét cổ xưa. Vôi quét màu vàng, nâu theo lối bây giờ. Sân Đền khá rộng lát gạch. Bên trái chánh điện có gốc đa cổ thụ, theo tài liệu đã 800 năm. Gốc đa có nhiều rễ phụ biến thành gốc như cây đa Tây Thiên.

Chánh điện là một nếp nhà dài, mái ngói vảy cá thô dày (vảy cá xưa mỏng thanh hơn), cột gỗ sơn nâu, năm bậc cấp lên chánh điện láng xi măng. Trong Đền các hương án, bàn thờ đều chạm trổ rất công phu và đều sơn son thếp vàng.

Lễ hội đền Dầm được tổ chức vào dịp tháng 2 mỗi năm từ ngày mồng 1 đã mở hội và kết thúc vào ngày mồng 10. Ngày chính là mồng 5 là ngày rước nước. Vào những ngày hội, sân đền đều chật kín du khách.

Với vị trí địa lý thuận lợi, Đền nằm ngay ven sông Hồng, chính vì thế mà ngày nay, thường có tour du lịch bằng thuyền qua các Đền dọc theo sông Hồng như: Chữ Đồng Tử (Hưng yên), đền Dầm, đền Đại Lộ (gần đền Dầm), làng gốm Bát Tràng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Sao Lưu Hà Tuổi dần Đoán sức khỏe bằng phương pháp xem Hội chọi trâu Sao thiên riêu Sao Thiên phúc các chòm sao Sao Thái tuế chòm sao mong kết hôn tuổi tị người gầy cung thìn luận mệnh xem bàn tay xem tử vi Xem bói ngày tháng năm sinh hé 礼意久久礼品礼品网 cấp bậc hành chính LÃ Sao Thiên lương Sa Lê thổ Cây nhang trong tâm thức người Việt Sao Thiên Tướng ông địa ngày Thích Ca nhập cõi Niết Bàn sao thiên luong thủy quanh nhà xem tu vi sao hóa lộc Sân vườn tóc xem tử vi Thất tình khiến bạn sốc bài thích nhất hạnh giường ngủ Tuổi tuất mệnh Địa Không cách chọn tên công ty theo phong thủy cách xem tướng qua tai chồng tuổi mùi vợ tuổi thân Bí quyết chinh phục người tuổi Tuất mơ thấy cây bắp bố trí bàn thờ gia tiên tu ky Sống bao Nghề nghiệp Thi Tứ